Welcome to our website !

Hiểu rõ về cách thi công lắp đặt băng cản nước

  Băng cản nước PVC là gì ? Băng cản nước PVC không chỉ là sản phẩm thông thường, mà còn là một giải pháp hiệu quả để đảm bảo tính kín đáo của các công trình xây dựng. Với thành phần chất lượng như nhựa PVC hóa dẻo, đàn hồi và bền vững, chúng tôi cam kết mang lại độ bền cao cho các công trình của bạn.

Quý khách hàng có thể tin tưởng vào sản phẩm của thương hiệu SOFUCO - đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp băng cản nước PVC chất lượng hàng đầu trên thị trường. Với sự đa dạng và chuyên nghiệp, SOFUCO cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn TCVN9407-2014 và đạt chứng nhận chất lượng ISO. Ngoài ra, băng cản nước SOFUCO đáp ứng được đa dạng các yêu cầu kỹ thuật của các công trình như độ giãn dài khi đứt (Hiện SOFUCO đã có dòng sản phẩm độ giãn dài lên đến hơn 350%), kháng tia cực tím, thân thiện với môi trường.

Khi quyết định lựa chọn băng cản nước, quý khách cần xem xét một số yếu tố quan trọng. Điều quan trọng là đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Chúng tôi khuyến khích quý khách hàng thông minh tìm mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín, nơi đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ về xuất xứ và chất lượng hàng hóa.

Đối với các chủ dự án và chủ thợ, việc hiểu rõ về cách thi công lắp đặt băng cản nước là quan trọng để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, giúp bạn áp dụng giải pháp chống thấm hàng đầu trong quá trình thi công.

Quy trình thi công băng cản nước tại công trình

Bước 1: Trải tấm PVC dọc chiều dài mạch ngừng theo vị trí bản vẽ yêu cầu.


Bước 2: Giữa hai cuộn PVC dùng dao hàn nhiệt để hàn gắn mí nối của 2 cuộn lại với nhau

Bước 3: Định vị thẳng tấm PVC bằng cách ép chặt và cố định với xà gồ đối (xây dựng hộ trợ lắp xà gồ) sau đó cân chỉnh và dùng thép cố định chặt.

biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop

Trong quá trình xây dựng, vấn đề chống thấm nước đóng vai trò quan trọng để bảo vệ công trình khỏi những tác động tiêu cực của nước. Trong bối cảnh này, việc lắp đặt băng cản nước PVC Waterstop trở thành một giải pháp hiệu quả để đảm bảo tính chống thấm của công trình. Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn về cách biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop để đạt được hiệu suất tối ưu.

I. Thách Thức Trong Việc Chống Thấm Bằng Băng Cản Nước PVC Waterstop

1.1. Lựa Chọn Loại Băng Cản Nước Phù Hợp: Trên lý thuyết, băng cản nước PVC Waterstop được xem là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Tuy nhiên, thực tế thường đối mặt với những thách thức khi lựa chọn loại băng cản nước không phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình.

1.2. Thi Công Không Đúng Kỹ Thuật: Một số trường hợp thất bại xuất phát từ việc thi công không đúng kỹ thuật. Kiểu dáng lắp đặt không đúng có thể làm giảm hiệu suất chống thấm và làm suy giảm độ bền của công trình.

1.3. Kích Thước Không Đáp Ứng: Làm thế nào để xử lý khi kích thước của cuộn băng cản nước không đáp ứng với yêu cầu của công trình? Điều này thường xuyên dẫn đến việc hàn nối đầu cuộn, một quá trình cần được thực hiện một cách đúng đắn để không ảnh hưởng đến khả năng chống thấm.

II. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước PVC Waterstop Đúng Cách

2.1. Điều Kiện Băng Cản Nước Khi Lắp Đặt:

  • Kích Thước Phù Hợp: Lựa chọn kích thước băng cản nước phù hợp với yêu cầu của công trình để đảm bảo sự kín đáo và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Kiểm Tra Vị Trí Lắp Đặt: Vệ sinh và kiểm tra kỹ diện tích lắp đặt để tăng độ kết dính với vật liệu chống thấm.

2.2. Cách Lắp Đặt Băng Cản Nước:

  • Các bước của biện pháp thi công lắp đặt băng cản nước waterstop gồm:
  • Trải Băng theo Chiều Dài Mạch Ngừng: Đặt băng cản nước theo chiều dài mạch ngừng theo vị trí yêu cầu.
  • Định Vị Băng Cản Nước: Sử dụng lỗ nhỏ trên băng để định vị bằng dây kim loại, giữ chặt để không di chuyển trong quá trình đổ bê tông.

2.3. Đổ Bê Tông:

  • Đảm Bảo Áp Lực Cân Bằng: Áp lực cân bằng từ cả hai phía khi đổ bê tông để tránh chênh lệch và đảm bảo băng cản nước không bị lệch về một hướng.
  • Kiểm Tra và Vệ Sinh Trước Khi Đổ Lần Hai: Kiểm tra xem lớp bê tông đã đóng rắn chưa và làm sạch bề mặt trước khi đổ lớp tiếp theo.

III. Các Loại Băng Cản Nước PVC Waterstop Phổ Biến

IV. Những Vấn Đề Cần Chú Ý Khi Lắp Đặt

  • Đảm Bảo Áp Sát và Chìm Sâu: Đối với hiệu suất tối ưu, hai mặt của băng cản nước cần phải chặt sát và chìm sâu vào bê tông.
  • Sử Dụng Cốt Pha: Việc sử dụng cốt pha giúp quá trình lắp đặt trở nên dễ dàng hơn.
  • Kiểm Tra Mối Nối và Uốn Cong: Đảm bảo các mối nối và vị trí uốn cong đạt tiêu chuẩn.
  • Lựa Chọn Băng Cản Nước Chất Lượng: Mua từ nhà máy uy tín để đảm bảo chất lượng và kích thước phù hợp.

Lắp đặt băng cản nước đòi hỏi sự chú ý và kỹ thuật, và sự hiểu biết vững về các tiêu chuẩn thi công. Để đảm bảo công trình không gặp vấn đề về thấm nước, chúng ta nên liên hệ với các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp và toàn diện.


Cha đẻ KFC: Tay trắng ở tuổi 65

  Với gần 19.000 cửa hàng KFC (tính đến 2014) trên khắp thế giới, khách hàng có lẽ quá quen thuộc với hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ và nụ cười phúc hậu in trên vỏ hộp.

Người ta tán dương KFC vì hình ảnh dễ nhớ và cho đây là một chiến lược marketing hay. Ít ai biết rằng, ông già ấy từng là một con người bằng xương bằng thịt.

Đó là Harland Sanders - người sáng lập ra thương hiệu KFC và cha đẻ của món gà rán với “vị ngon trên từng ngón tay” (finger lickin’ good – slogan KFC). Câu chuyện đời của ông ly kỳ không kém gì tiểu thuyết.

Ông già râu tóc bạc phơ và nụ cười phúc hậu in trên vỏ hộp chính là cha để của món gà KFC“vị ngon trên từng ngón tay”

Harland Sanders sinh năm 1890 và lớn lên tại một nông trại ở Indiana, Mỹ. Năm 6 tuổi, bố mất, mẹ Sanders phải nhận khâu vá cho hàng xóm và gọt khoai tây ở một nhà máy đồ hợp ở Henryville.Vì thế cậu bé Sanders phải trông 2 em cũng như nhận nhiệm vụ nấu nướng cho cả nhà. Lên 7 tuổi, cậu đã thành thạo trong việc nấu các món rau và thịt.

Năm Sanders lên 12, mẹ cậu tái hôn với một người đàn ông cục cằn. Vì bố dượng không thích con trai, em trai Sanders bị gửi đến sống với dì còn cậu phải đến làm ở một trang trại cách nhà 80 dặm. Sanders nhanh chóng nhận ra cậu thích đi làm hơn đi học, nên bỏ học năm lớp 7.

Năm 1906, khi tròn 16, cậu bé Sanders khai gian tuổi để nhập ngũ và được cử đến Cuba. Công việc của cậu là dọn phân la, và sau 4 tháng cậu được xuất ngũ.

Sanders từng bôn ba khắp nơi, làm đủ thứ việc trong suốt thời trai trẻ

Quãng đời tuổi trẻ của ông khá lận đận, chuyển chỗ ở thường xuyên và cũng vì thế mà đổi nghề liên tục. Trong hơn 20 năm, ông làm đủ thứ việc, từ dọn vệ sinh, công nhân đường tàu, lính cứu hỏa, cho đến bán bảo hiểm nhưng không việc gì trụ được lâu vì khi thì cãi nhau với đồng nghiệp, khi lại xích mích với chủ. Có giai đoạn ông học thêm môn luật vào buổi tối và hành nghề luật sư được 3 năm, nhưng rồi sự nghiệp kết thúc khi ông cãi nhau với chính khách hàng của mình.

Đến năm 1930,sau khi bôn ba khắp nơi, ở tuổi 40 Sanders dừng chân tại Corbin, Kentucky và mở một cửa hàng dịch vụ trong trạm xăng Shell. Để kiếm thêm ít tiền, ông nấu cả đồ ăn và bán cho những người lái xe. Vì không có chỗ, khách phải ăn ngay trong khu nhà ở chật hẹp của ông. Món gà của ông dần trở nên nổi tiếng khi tài xế truyền tai nhau và cuối cùng ông quyết định mở một nhà hàng 142 chỗ ở quan trọ bên cạnh trạm xăng.

Harland Sanders Restaurant - Nhà hàng gà rán đầu tiên của Sanders

9 năm tiếp theo, ông miệt mài nghiên cứu một loại chảo áp suất để nấu nhanh hơn và giữ cho món gà rán vỏ giòn nhưng thịt vẫn mềm. Ông cũng nghĩ ra một công thức gia vị bí mật tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn (món “gà rán truyền thống” trong KFC ngày nay).

Sanders nấu nướng trong căn bếp của mình

Năm 1950, thống đốc bang Kentucky trao tặng ông huân chương đại tá danh dự vì những đóng góp cho nền ẩm thực địa phương. Ngoài việc kinh doanh nhà hàng của mình, năm 1952, ông còn ký thỏa thuận với Pete Harman, một chủ nhà hàng khác, cho phép ông này bán món “Gà rán Kentucky” - "Kentucky Fried Chicken" với phí bản quyền 4 cent cho mỗi miếng gà bán được. Sau khi món gà trở thành món bán chạy nhất trong thực đơn, Sanders ký thêm vài thỏa thuận với các nhà hàng trong khu vực.

Vị đại tá nghĩ rằng sự nghiệp của ông ổn định từ đây, nhưng rồi 2 biến cố lớn liên tiếp xảy ra. Đầu tiên, phần đường giao nhau ngay trước cửa hàng bị dời sang chỗ khác khiến lượng khách hàng giảm mạnh. Tiếp đó, chính quyền thông báo sẽ xây một con đường cao tốc qua ngay khu vực này. Không còn cách nào khác, ông buộc lòng phải bán nhà hàng dù chịu lỗ. Khoản tiền ít ỏi chỉ đủ để ông trả nợ thế chấp ngân hàng. Năm 1956, ông sống nhờ vào khoản tiền trợ cấp xã hội ít ỏi 105 USD mỗi tháng. Ở tuổi 65, sau 25 năm gây dựng sự nghiệp, Harland Sanders chính thức mất trắng.

Tượng đại tá Harland Sanders tại Corbin, Kentucky

Tuổi đã cao, cú sốc lớn tưởng sẽ làm ông từ bỏ. Thế nhưng ông vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Hàm đại tá có thể chỉ là danh xưng nhưng ý chí sắt thép của Sanders là thật.

Không còn đủ sức lực cũng như tài chính để mở nhà hàng, ông quyết định phát triển theo hướng nhượng quyền, “dự án bên lề” ông từng làm 4 năm trước.

Và thế là, chỉ với một cái chảo áp suất, một công thức bí truyền, ông đi đến từng nhà hàng, quán ăn trong khu vực, đề nghị nấu thử cho chủ quán. Nếu họ thích món gà của ông, Sanders dự định sẽ cung cấp hỗn hợp gia vị và lấy phí 5 cent cho mỗi suất gà nhà hàng bán được. Có nhiều tài liệu ghi lại rằng, ông phải nghe đến 1009 lời từ chối trước khi nhận được một cái gật đầu.

Công thức do Sanders nghĩ ra chính là vị "gà truyền thống" trong các cửa hàng KFC ngày nay

Dần dần, khi người ta biết tiếng, các chủ nhà hàng đến tận nơi hoặc gửi đơn xin nhượng quyền thương hiệu, Sanders không còn phải đi nữa. Đến năm 1963, có hơn 600 nhà hàng tại Mỹ và Canada bán món gà rán Kentucky.

Biết đến thành công của ông, tháng 10 năm đó, luật sư John Y. Brown, Jr. và nhà đầu tư Jack C. Massey đến gặp Sanders, ngỏ ý muốn mua lại thương hiệu gà rán Kentucky với giá 2 triệu USD (15,1 USD theo giá trị năm 2015). Luật sư Brown kinh ngạc khi biết chỉ có mình Sanders quản lý cả một hệ thống đồ sộ này.

Ban đầu, vị đại tá không đồng ý, vì ông không muốn thấy đứa con tinh thần của mình rơi vào tay những người “kinh doanh chuyên nghiệp”, sợ rằng họ sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn ông mất bao công sức mới nghĩ ra.

Sanders trong quảng cáo những ngày đầu của KFC

Tuy nhiên, ở tuổi thất thập, ông nhận ra mình không còn đủ sức để giữ một công việc kinh doanh đang phát triển chóng mặt như thế này. Cuối cùng Sanders cũng đồng ý ký hợp đồng vào tháng 1/1965, nhưng ông từ chối 10.000 cổ phiếu trong công ty mới. Ông chỉ nhận làm cố vấn và đại sứ thương hiệu với mức lương 40 nghìn USD (sau tăng lên 75.000 USD) một năm.

Đại tá Sanders chỉ làm đại sứ thương hiệu của KFC, mà không nhận cổ phần của công ty

Ông mất tháng 12/1980, thọ 90 tuổi. Brown gọi đại tá Sanders là "một huyền thoại" và "tinh thần giấc mơ Mỹ".

(Đến năm 1991, thương hiệu Gà rán Kentucky - Kentucky Fried Chicken đổi tên thành KFC – cái tên quen thuộc với hàng triệu người trên thế giới)