Học ngay 4 công thức nấu lẩu ngon như nhà hàng, chuẩn bị cho các bữa tiệc cuối năm cận kề
Gió mùa về, còn gì tuyệt vời hơn việc ở nhà cùng gia đình và bạn bè quây quần, sum họp bên nồi lẩu chua cay nghi ngút khói. Học ngay 4 công thức lẩu cực ngon dưới đây để chuẩn bị cho những bữa tiệc đoàn viên của gia đình thôi!
Lẩu thập cẩm
Sơ chế
- Xương: Xương đem rửa sạch rồi sau đó trần qua nước sôi. Tiếp đến, bạn cho phần xương này vào ninh để lấy nước dùng lẩu. Ninh nhỏ lửa trong khoảng 30 – 45 phút, trong quá trình ninh nhớ vớt bọt để nước được trong và ngon hơn.
- Thịt gà: Thịt gà chặt hoặc thái thành các miếng vừa ăn. Tiếp đó ướp một chút gia vị cùng gừng băm nhỏ cho thịt thơm.
- Thịt bò: Thực hiện tương tự, thái mỏng thịt bò sau đó đem ướp với gừng, tỏi, gia vị cho thịt ngấm đều.
- Tôm: Làm sạch, bóc vỏ đầu, làm sạch đất bẩn, rút chỉ ở bụng và sống lưng. Bạn có thể chẻ đôi tôm hoặc để cả con tuỳ ý.
- Ngao: Ngao ngâm cho nhả hết đất bẩn, tiếp đó bạn vớt ngao là làm sạch phần vỏ. Vớt ngao ra và để ráo nước.
- Đậu phụ: Rửa sạch và cắt thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể rán vàng hoặc không, nhưng thường là chúng ta không rán mà để đậu trắng.
- Nấm: Rửa sạch, cắt chân và ngâm nước muối trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi ngâm xong, vớt nấm ra và để rao nước.
- Các loại rau ăn lẩu: Rửa sạch sau đó ngâm với nước muối pha loãng. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra rổ và để ráo nước.
Làm nước dùng lẩu
- Phi thơm hành khô và cà chua để tạo màu. Tiếp đến, bạn đổ phần nước ninh xương vào và đun sôi. Nếu là nước xương gà thì bạn vớt bỏ xương riêng ra bát còn nếu là xương lợn (xương sườn, xương ống) thì có thể đổ lẫn chung với nồi nước dùng.
- Sau khi đun sôi, bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn. Có thể bỏ thêm sa tế cho dậy vị. Lưu ý là khi bỏ sa tế cần chú ý độ cay, không nên bỏ quá nhiều vì như vậy có thể ảnh hưởng tới vị chung của món.
- Sau khi chuẩn bị xong nước dùng và các phần nguyên liệu là đã có thể dọn lẩu ra và thưởng thức rồi. Lẩu thập cẩm rất thích hợp để ăn trong những ngày đông lạnh, những ngày tết cũng như những dịp quây quần bạn bè, gia đình.
Lẩu thái chua cay
Sơ chế:
Sơ chế rau nhúng lẩu thái:
– Rau muống, rau cải: Nhặt sạch, bỏ lá sâu, lá úa rồi đem rửa sạch.
– Rau cần: Cắt bỏ rễ rồi rửa sạch.
– Bắp chuối: Đem thái mỏng và ngâm với dấm hoặc muối.
– Nấm: Rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
– Xả: Rửa sạch, đập dập. Phần thân cắt thành từng khúc khoảng 3 cm.
– Gừng, riềng, tỏi: Bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi đập rập.
– Cà chua: Thái lát.
Sơ chế hải sản nhúng lẩu thái:
– Mực tươi: Rửa thật sạch rồi khứa vảy. Tiếp đó dùng dao (nên dùng dao sắc) để cắt chéo thành từng miếng nhỏ vừa ăn (như vậy dễ ngấm gia vị hơn)
– Tôm: Bóc bỏ vỏ rồi khứa lưng.
– Ngao: Rửa với nước sạch rồi cho vào chậu nước có muối pha loãng để ngâm.
– Thịt bò: Rửa thật sạch rồi đem thái miếng mỏng.
Trình bày tất cả rau của quả và các nguyên liệu đã sơ chế ra đĩa sao cho đẹp mắt.
Làm nước dùng món lẩu thái
- Nồi lẩu của bạn có ngon hay không đều phụ thuộc vào nước lẩu bởi tất cả các nguyên liệu chúng ta đều nhúng trong nồi nước dùng này. Và để có được một nồi nước nhúng lẩu ngon thì các bạn thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn đem xương ống rửa sạch, đặt một nồi nước lên trên bếp rồi cho xương ống vào đun sôi lên và rửa lại với nước sạch thêm 1 lần nữa. Sau đó bạn tiếp tục đổ nước vào ninh cho nhỏ lửa để nước lẩu được trong hơn.
- Khi đã xong phần nước xương, bạn cho lá chanh đã vò nhau + riềng thái mỏng và xả đập dập vào cho nồi nước dùng được thơm hơn. Tiếp tục cho gia vị, nước cốt chanh, rau mùi và gói gia vị lẩu thái và cà chua vào cho nồi nước dùng có màu đẹp hơn. Nêm gia vị gồm: bột canh, nước mắm, tiêu… sao cho vừa miệng.
Lưu ý:
- Bạn nêm gia vị sao cho hơi nhạt 1 chút để khi cho ngao vào là sẽ vừa ăn nhé!
- Bạn nhớ vớt phần cái như: gừng, xả, riềng ra ngoài để khi nhúng nguyên liệu được dễ dàng hơn.
Lẩu gà hầm sả
Sơ chế các nguyên liệu
- Thịt gà: Bạn đem rửa sạch (có thể dùng muối xát để khử mùi hôi) rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó cho sate ớt, mắm, muối, đường và hạt nêm vào ướp cùng.
- Sả cây: Đem rửa sạch, đập dập rồi cắt thành từng khúc.
- Rau ăn kèm lẩu: Nhặt và rửa sạch, cắt khúc vừa ăn rồi để cho ráo nước
Nấu nước dùng lẩu gà hầm sả
- Đặt nồi lên trên bếp, cho dầu ăn vào, đun sôi lên rồi cho tỏi băm vào phi thật thơm rồi đổ khoảng 2 lít nước lọc vào trong nồi, cho sả đã đập dập + sate ớt + nêm gia vị gồm: đường, muối, hạt nêm, nước mắm vào sao cho vừa ăn là được.
- Đậy vung đun cho đến khi nước dùng sôi lên thì cho phần thịt gà đã ướp vào nồi.
- Các bạn dọn nồi, bếp cùng với các loại rau ăn lẩu ra và tiến hành thưởng thức giống như các món lẩu thông thường.
- Bạn cũng có thể chuẩn bị cho riêng mình những bát nước mắm chấm hoặc muối tiêu chanh (tùy từng sở thích mỗi người) để chấm thịt gà và rau sẽ rất ngon miệng.
Lẩu nấm chay
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu nấm chua chay:
- 100g nấm kim châm làm sạch, để ráo
- 200g nấm tuyết làm sạch để ráo
- 0,5g nấm đông cô bỏ chân, rửa sạch, để ráo
- 200g nấm rơm bỏ chân, rửa sạch, để ráo
- 1 củ cà rốt
- 3 quả cà chua bằm nhỏ
- 1 củ hành tím bóc vỏ
- 300 gam rau tần ô rửa sạch
- 200 gam rau xà lách son
- 2 thìa sả băm
- Gia vị: đường, muối và me muối
Nấu nước lẩu
- Cho sả băm vào chảo phi cho thơm và dậy mùi sau khi làm nóng chảo với dầu ăn. Cho cà chua đã băm nhỏ vào trong nồi và đảo đều trong khoảng 3 phút. Dùng một cái nồi lớn, cho thêm khoảng 1 lít nước dùng rau củ vào nồi rồi đậy nắp lại. Đợi khi nước sôi thì cho một ít me vào nồi nấu mềm, sau đó vớt me ra và dầm nát me để lọc lấy nước.
- Dùng 3 thìa đường, 2 thìa muối, 2 thìa hạt nêm chay nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Sau đó bạn cắt nhuyễn rau và cho vào nồi, thêm một ít ớt để hoàn thành phần nước dùng.
Dùng bếp cồn hay bếp ga đi du lịch đều được. Đặt nồi lẩu lên bàn, dùng rau, bún, nấm chay bày biện xung quanh là - có thể thưởng thức rồi!
Mách nhỏ
- Với những món lẩu ngọt, các bạn nên chọn các loại rau ăn lẩu có vị ngọt để làm tăng thêm vị ngon của món lẩu như: rau mùng tơi, mướp,…
- Nếu bạn muốn nồi nước lẩu có màu đẹp và hấp dẫn thì các bạn có thể cho 1 ít nghệ vào ướp vớt thịt gà. Như vậy là các bạn sẽ có ngay được mồi nồi nước lẩu đẹp mắt nhé.
0 nhận xét